Top 4 Phần Mềm Học Trực Tuyến “Miễn Phí” Hiệu Quả

0
Advertisement

Hiện nay, dưới diễn biến phức tạp của virus Corona, việc học của học sinh và sinh viên nhiều tỉnh thành đang bị đình trệ. Nhiều trường học và trung tâm giáo dục đã bắt đầu cho học sinh, sinh viên học trực tuyến. Tuy nhiên, trước đây do nhu cầu học trực tuyến không nhiều, nên rất nhiều cơ sở không biết nên chọn phần mềm học trực tuyến nào hiệu quả.

Dưới đây Ngự Kiếm Phi Thiên sẽ giới thiệu với các bạn các phần mềm học trực tuyến hiệu quả nhất.

1. Zoom Cloud Meeting

Zoom Cloud Meeting là nền tảng học trực tuyến được sử dụng nhiều từ trước đến nay. Phần mềm được vận hành trên nền tảng rất đơn giản và dễ sử dụng với nhiều tính năng hỗ trợ. Với đông đảo người dùng, Zoom Meeting xứng đáng là phần mềm hỗ trợ học trực tuyến tốt nhất hiện nay.

Ưu điểm:

  • Cho phép tối đa lên đến 50 người tham gia
  • Có phiên bản miễn phí, tuy nhiên phiên bản miễn phí chỉ cho phép người dùng giới hạn cuộc gọi trong vòng 40 phút.
  • Hỗ trợ nhiều nền tảng từ Windows đến macOS.
  • Giao diện trực quan, đơn giản, dễ sử dụng
  • Chất lượng đường truyền ổn định
  • Có thể ghi âm các bài học để lưu trữ sau khi học trực tuyến
  • Có các tính năng chia sẻ màn hình, chat ngay trực tiếp trên giao diện cùng nhiều tính năng hỗ trợ khác.

Nhược điểm:

  • Phiên bản miễn phí chỉ cho phép người dùng gọi 40 phút cho mỗi đoạn hội thoại. Điều này trở nên khá phiền phức khi bạn muốn duy trì một buổi học trực tuyến lên đến hàng giờ đồng hồ.
  • Có thể có vấn đề về bộ đệm nếu nó được sử dụng với hệ điều hành cũ
Phần mềm học trực tuyến Zoom
Phần mềm Zoom Meetings

2. Phần mềm học trực tuyến Google Classroom

Google Classroom là một nền tảng hỗ trợ việc học online, quản lý học sinh, sinh viên được tin dùng từ trước đến nay. Là nền tảng hỗ trợ từ ông lớn Google nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng nó. Đây là một sự kết hợp giữa Google Docs, Gmail và Google Drive.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng sử dụng trên tất cả các thiết bị từ máy tính đến điện thoại
  • Google Classroom có thể cho phép giáo viên đăng các bài giảng, video và hình ảnh. Cho phép đăng bài tập và yêu cầu học sinh cập nhật kết quả của mình để kiểm soát. Bên cạnh đó, giáo viên hoàn toàn có thể nắm được tiến độ làm bài đúng hạn hay không, đưa ra các nhận xét trên từng bài tập được giao cho học sinh
  • Dung lượng sử dụng Google Classroom là không giới hạn. Do đó giáo viên có thể lưu trữ và chia sẻ các tài liệu cho học sinh ở đây
  • Giao diện thân thiện với người sử dụng. Chỉ cần có một tài khoản Gmail là bạn hoàn toàn có thể truy cậy Google Classroom từ tất cả các thiết bị
  • Hệ thống bình luận tuyệt vời
  • Có thể liên kết với google calender
  • Giáo viên có thể gửi email đến từng cá nhân hoặc cả một nhóm học sinh. Đồng thời có thể theo dõi các học sinh trao đổi và thảo luận.

Nhược điểm:

  • Người dùng bắt buộc phải tạo tài khoản để có thể sử dụng Google Classroom
  • Các thành viên trong cùng một nhóm phải sử dụng dưới một tên miền
  • Khá khó khăn trong việc chia sẻ
Phần mềm Google Classroom
Phần mềm Google Classroom

3. Skype

Được phát hành vào năm 2003, phần mềm chat, video call trực tuyến Skype đã và đang được nhiều người dùng đánh giá cao. Phần mềm ngày càng được phát triển và dần dần tích hợp với nhiều dịch vụ khác của Microsoft nên trải nghiệm của bạn cũng trở nên đa dạng hơn. Và dĩ nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Skype để học trực tuyến.

Ưu điểm:

  • Phần mềm với giao diện đơn giản dễ sử dụng. Các thao tác trên phần mềm cũng vô cùng đơn giản.
  • Phần mềm hỗ trợ nhiều nền tảng khác nhau như Windows, MacOS, iOS,…
  • Phần mềm hoàn toàn miễn phí
  • Cho phép gọi nhóm
  • Cho phép chia sẻ thông tin, các file qua mục chat
  • Phần mềm Skype có độ bảo mật cao
  • Tốc độ khi gọi Skype không ổn định lắm, tùy thuộc nhiều vào đường truyền mạng
  • Skype có phiên bản dành cho Business, phiên bản này hỗ trợ tốt hơn trong việc học online cho nhóm lớn, nhiều người

Nhược điểm:

  • Mặc dù có thể gọi nhóm tuy nhiên phần mềm Skype chỉ hoạt động tốt nhất đối với nhóm nhỏ dưới 5 người
  • Phần mềm có phiên bản Skype for Business không giới hạn số người tham gia. Tuy nhiên chi phí cho phiên bản này rất cao.
Phần mềm học trực tuyến Skype
Phần mềm học trực tuyến Skype

4. Phần mềm học trực tuyến Vsee

Đây là phần mềm hoạt động dựa trên mô hình kết nối peer — to — peer thay thế cho trung tâm máy chủ với các phần mềm họp trực tuyến khác. Do đó, phần mềm có rất nhiều lợi điểm như không hạn chế số lượng người tham gia,…

Ưu điểm:

  • Không giới hạn số lượng người tham gia học trực tuyến vì sử dụng mô hình kết nối Peer – to – peer
  • Có khả năng tương thích với nhiều thiết bị như iOS, Android,…
  • Dễ dàng mở rộng số lượng điểm cầu, số điểm cầu tối đa là 250 nhưng bạn vẫn có thể nâng cấp lên đến 500 điểm cầu.
  • Dễ dàng cập nhật những tính năng mới chỉ với 1 click chuột.

Nhược điểm:

  • Phần mềm này vì nó phụ thuộc vào cấu hình máy tính rất nhiều. Vì vậy, máy tính của bạn phải có cấu hình cao
  • Không những vậy phần mềm này không thể giúp bạn tự điều khiển cuộc họp và nó rất phù hợp với làm việc nhóm.
Logo phần mềm Vsee Meeting
Logo phần mềm Vsee Meeting

Với diễn biến không có hồi kết của dịch Corona, việc chuẩn bị cho việc học Online tại nhà là rất cần thiết. Do đó, giải pháp sử dụng các phần mềm học trực tuyến để có thể dạy học cần được chú trọng. Nhất là trong việc lựa chọn các phần mềm phù hợp từ độ ổn đinh, các chức năng để quản lý học sinh.

Các giáo viên không nhất thiết chỉ sử dụng một trong các phần mềm trên mà còn có thể kết hợp các phần mềm với nhau để mang lại hiệu quả tốt hơn. Ví dụ có thể sử dụng Google Classroom để quản lý bài tập học sinh và Skype để gọi trực tiếp.

Hi vọng các thông tin mà ngukiemphithien cung cấp sẽ giúp đỡ được bạn phần nào trong việc lựa chọn các phần mềm để học trực tuyến.

Các tìm kiếm liên quan đến phần mềm học trực tuyến

Tại phần mềm học trực tuyến zoom

Phần mềm Zoom học trực tuyến

Phần mềm dạy học trực tuyến

Cách sử dụng phần mềm Zoom để học trực tuyến cho học sinh

Tài phần mềm zoom học trực tuyến

Phần mềm dạy học trực tuyến Zoom

Tải phần mềm Zoom cho máy tính

 

Có thể bạn sẽ thích

Bình Luận và Ý Kiến